6 bước cần làm để đứng dậy sau khởi nghiệp thất bại

Không ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên startup.Tất nhiên khi tâm huyết, đứa con tinh thần của mình bị sụp đổ, ai cũng đều cảm thấy chán nản, suy sụp và mất hẳn niềm tin vào con đường đã chọn. Nhưng sau mỗi lần thất bại, bạn sẽ thu được nhiều bài học để thành công hơn.

Không ai muốn muốn khởi nghiệp thất bại, nhưng nếu rơi vào hoàn cảnh này, dưới đây là 6 bước bạn cần làm để đứng dậy sau mỗi lần thất bại đó.

1. Chấp nhận rằng thất bại là mẹ thành công

Bước đầu tiên trong bất kỳ quá trình gượng dậy nào cũng là phải thừa nhận sự thất bại. Thay vì ngụy biện hay đổ tiền thêm vào một dự án đã sụp đổ, bạn phải nhìn thẳng vào sự thật. Nếu bạn không xem thất bại của mình là một phần trên con đường dẫn tới thành công, bạn sẽ không bao giờ vượt qua nó.

Có thể bạn không thích điều đó, nhưng phải biết thừa nhận rằng mình đâu thể thay đổi được những sai lầm trong quá khứ. Từ đó, hãy chuyển hướng suy nghĩ rằng bạn đã có thêm một thất bại nữa để đến gần hơn với thành công.

2. Đừng ôm nỗi đau vì thất bại quá lâu

Thay vì dồn nén hết cảm xúc và giả vờ rằng mọi chuyện vẫn ổn thỏa, bạn cần phải dành ra thời gian để chiêm nghiệm và cho phép bản thân chìm trong nỗi đau thất bại, nếu vờ bản thân không có chuyện đau khổ thì bạn sẽ chỉ rơi vào stress, căng thẳng và trầm cảm.

Quá trình này có thể mất ba tháng, nhưng với vài người thì có thể chỉ mất 30 phút. Bất kể nó kéo dài bao lâu, hãy dành ra đủ thời gian mà bạn thấy cần thiết, đừng quá lâu để bản thân chìm đắm vào nỗi đau và không vực dậy được, sau đó bạn phải đứng dậy và đi tiếp.

3. Chấp nhận toàn bộ trách nhiệm

Đây là lúc nghiêm khắc nhìn nhận lại lỗi của bản thân bạn. Không phải do đối tác kinh doanh, không phải do nhân viên của bạn, không phải do nhà đầu tư mà chính là bản thân bạn.

Nó sẽ giúp cải thiện khả năng lãnh đạo, tăng cường tinh thần trách nhiệm và giúp bạn những vượt qua giai đoạn khó khăn sắp tới dễ dàng hơn.

Khi tự chịu toàn bộ trách nhiệm về mình, bạn cho mình một cơ hội để học hỏi kinh nghiệm. Khi bạn nhận về mình 100% trách nhiệm, đó chính là lúc bạn có thể bắt đầu “tái xuất giang hồ”.

4. Liệt kê lại những điều đã làm sai

Hãy nhớ lại những lần bạn đi chệch hướng: tài chính, tuyển dụng, mâu thuẫn nội bộ, sai lầm marketing… Có thể bạn đã chọn sai đối tác. Có lẽ bạn đã không đủ cẩn thận với các yếu tố pháp lý. Có thể bạn đã không đầu tư đủ thời gian để trau dồi kỹ năng marketing của mình…

Hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ về thất bại của mình, liệt kê lại những sai lầm và từ đó sửa chữa những lỗi đã mắc phải cho dự án kế tiếp.

5. Phác thảo kế hoạch khởi nghiệp mới

Khi đã nhìn nhận được thất bại cũng như những sai lầm mà bản thân mắc phải, bạn sẽ biết mình phải sửa những điều gì, cần thay đổi gì, phải tránh những điều gì và mình phải làm gì để lập nên một kế hoạch mới. Việc khắc phục được những lỗi cũ sẽ giúp bạn sáng suốt, tỉnh táo để khởi nghiệp tốt hơn.

6. Dốc hết sức lực

Sau một lần thất bại, chắc chắn không ai muốn thất bại lần nữa. Bạn sẽ tự thấy mình mạnh mẽ hơn nhiều sau lần thất bại vừa rồi. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn những bài học mà chúng đã dạy cho bạn.

Việc cần làm tiếp theo là tăng tốc, dốc hết sức lực, toàn tâm toàn sức vực dậy những gì mà bạn đã gây dựng nên và đưa nó đến con đường thành công. Hãy ngẩng cao đầu và tiếp tục bước về phía trước, thất bại chỉ là một trở ngại nhỏ không nên làm cản trở bạn.


Nguồn: Báo DĐDN