Hậu COVID-19: Quản lý tài chính cá nhân là vấn đề được đặt lên hàng đầu

Việt Nam đang hướng về giai đoạn phục hồi nền kinh tế. Không khó để nhận ra rằng, tác động của dịch bệnh đã ảnh hưởng tới hành vi chi tiêu của nhiều người. Đặc biệt với những người có thu nhập thấp và trung bình.

Giai đoạn khó khăn vừa qua đã dạy chúng ta bài học tài chính đắt giá. Dù thế nào đi nữa, mỗi người cần có khoản tiền tiết kiệm phòng thân, không nên tiêu xài hoang phí và quản lý tốt những gì mình đang có. Nên đặt mục tiêu ngắn hạn là phòng những khó khăn trước mắt, dài hạn thì là hướng tới mục tiêu tự do tài chính để có thể thoải mái làm chủ cuộc sống của mình.

Bạn đã sẵn sàng xem xét lại bản thân và học cách quản lý tài chính cá nhân chưa? Những bước dưới đây chỉ hiệu quả khi bạn nghiêm túc thực hiện nó. Không có gì là dễ dàng cả, tất cả đều phải trải qua quá trình rèn luyện để tạo thành thói quen.

1. Xác định lại tổng thu nhập hàng tháng

Rà soát lại tất cả các nguồn thu nhập hàng tháng của bạn. Nếu bạn có một nguồn thu thì dễ rồi, nhưng nếu có từ hai nguồn thu nhập trở lên thì việc này sẽ giúp bạn kiểm soát nguồn thu để bắt đầu lên kế hoạch được hợp lý hơn. Ngoài ra, đây cũng là cách để bạn nhìn nhận lại số tiền bản thân đang có được hàng tháng phù hợp hay chưa để tìm cách gia tăng thêm thu nhập.

2. Lên kế hoạch chi tiêu

Tiếp theo, hãy lên kế hoạch chi tiêu. Bạn biết đấy, chúng ta thường có xu hướng tiêu nhiều hơn chúng ta nghĩ. Vậy làm sao để kiểm soát việc này? Chỉ có một cách tốt nhất đó là hãy có kế hoạch rõ ràng. Phân bổ chi tiêu của mình vào các mục trong một tháng. Ví dụ như: Chi phí ăn uống, sinh hoạt, đi lại, giải trí, tiết kiệm, đầu tư,...Có thể áp dụng nguyên tắc 50/30/20 trong tài chính. Trong đó:

- 50% là nhóm chi phí thiết yếu

- 30% là nhóm dành cho các hoạt động giải trí hoặc những trường hợp khẩn cấp trong cuộc sống

- 20% là nhóm tích lũy và đầu tư cho tương lai

3. Tiết kiệm

Sau khi thực hiện hai bước trên thì bạn đã có cho mình khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng. Khoản tiền này bạn có thể gửi ngân hàng với gói gửi góp hoặc gói kỳ hạn để hưởng lãi suất cố định. Ngoài ra, hiện tại Finhay - app huấn luyện viên tài chính cũng đang có gói tiết kiệm với lãi suất lên tới 7,4%/năm - gửi không kỳ hạn, rút bất cứ lúc nào cũng không mất lãi tại thời điểm rút đang được xem là kênh gửi tiết kiệm hấp dẫn nhất với nhiều người và không có nơi nào cao hơn.

Hãy đảm bảo bạn không được chi tiêu phạm vào khoản tiền tiết kiệm này.

Không khó để nhận ra rằng, tác động của dịch bệnh đã ảnh hưởng tới hành vi chi tiêu của nhiều người. Nguồn ảnh: The Economic Times

4. Đầu tư

Sau khi thu nhập trừ đi những khoản chi tiêu cố định và tiết kiệm thì phần còn lại nên dành cho đầu tư. Nếu bạn đang nghĩ đầu tư chỉ dành cho người giàu thì hẳn bạn đang tước đi một cơ hội làm giàu của chính mình.

Đầu tư hẳn là không phải dễ dàng nhưng bạn không được từ bỏ. Tất nhiên, một khi đã tham gia đầu tư đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận cả rủi ro và cơ hội. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Không cần chờ đến khi có nhiều tiền mới nghĩ đến chuyện đầu tư, ít tiền - đầu tư nhỏ, nhiều tiền - đầu tư lớn hơn. Có nhiều cách để đầu tư như: Trái phiếu, cổ phiếu, forex, bất động sản,... Luôn có cách nếu bạn muốn.

Ngoài ra, giảm thiểu chi tiêu cũng là cách bạn nên áp dụng để quản lý tài chính: Tận dụng những đợt giảm giá, mua vé máy bay giá rẻ, di chuyển bằng phương tiện công cộng hoặc nếu gần thì đi bộ, nấu ăn tại nhà và chỉ đi ăn nhà hàng khi có sự kiện thực sự cần thiết, hạn chế tiếp xúc với các loại quảng cáo, vượt qua những cám dỗ mua sắm, lên danh sách những thứ cần mua và suy xét thật kỹ trước khi mua chúng, học cách kiếm nhiều tiền hơn,...Đều là những cách rất tốt.

Suy cho cùng, việc chi tiêu phụ thuộc nhiều vào tâm lý hơn là tính toán. Hãy biết kiểm soát suy nghĩ và ham muốn tiêu tiền, đừng vì thỏa mãn những mong muốn trước mắt mà rơi vào vòng xoáy nô lệ cho tiền bạc sau này. Chúng ta cần làm chủ đồng tiền và đừng để nó làm chủ chúng ta.

Trên đây là những việc mà bạn có thể áp dụng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất. Những thông tin trên chỉ hữu ích khi bạn bắt tay vào thực hiện. Chúc bạn thành công!


Nguồn: Báo NCĐT