Người phụ nữ 'liều' mua kiot tầng 1, sau 3 năm trả hết nợ và thu lãi gấp đôi

Câu chuyện của gia đình chị Vũ Thu Hoài, 29 tuổi ở thành phố Huế là một ví dụ điển hình. Cho đến thời điểm hiện tại, chị Hoài cảm thấy rất vui vì 3 năm trước chị đã mạnh dạn đầu tư đúng hướng.

3 năm trước, chị Vũ Thu Hoài là nhân viên biên phiên dịch tiếng Trung của một công ty du lịch ở Huế với mức lương gần 10 triệu đồng/tháng (sau khi đã trừ thuế, tiền bảo hiểm).

Vì bận rộn với công việc, nên chị Hoài vẫn là 1 quý cô công sở độc thân. Hàng ngày chị ở với bố mẹ và em trai trong căn nhà nhỏ 3 tầng tại thành phố xinh đẹp này.

"Lương hàng tháng, mình nộp cho bố mẹ 5 triệu nhưng ông bà chỉ lấy 3 triệu. Bố mẹ cứ bảo chịu khó tích cóp mà sau này lấy chồng có chút hồi môn hoặc chủ động mua sắm. Mình thì đi làm cả ngày nên cũng chẳng tiêu pha gì nhiều. Vì thế tháng nào mình cũng tiết kiệm chừng 6 triệu đồng. Còn 1 triệu mình để tiêu vặt", chị Hoài cho biết.

Tuy nhiên suy đi nghĩ lại chị Hoài vẫn quyết định lấy kiot ở tầng 1 trị giá 700 triệu thay vì lấy căn hộ ở tầng 8 với giá 400 triệu

Suốt mấy năm đi làm, cô gái công sở này cũng tiết kiệm được khoảng 400 triệu đồng. Nhiều lần chị Hoài cũng muốn đầu tư nhưng lại sợ bị thua lỗ. Vì thế chị cứ để tiền trong ngân hàng.

"Cho tới một ngày cách đây 3 năm trước, một người em họ của mình cứ giục mình mua 1 căn kiot của một chung cư vừa mới bàn giao. Khi mua, căn kiot đó ở tầng 1 được bán với giá 700 triệu. Còn nếu mua căn hộ trên tầng 8 thời điểm đó giá chỉ khoảng 400 triệu", chị Hoài nhớ lại.

Đi xem kiot về mà người phụ nữ trẻ này cứ suy nghĩ mãi. Nếu như mua căn hộ trên tầng 8, chị Hoài có đủ tiền mà không cần phải vay mượn. Còn mua kiot ở tầng 1 thì chị phải vay thêm 300 triệu đồng:

"Mình cứ cân nhắc chán chê. Bởi nếu mua kiot ở tầng 1 thì mình sẽ để cho thuê. Một tháng cũng có được dòng tiền ổn định vì phía trên chung cư có số cư dân khá đông nên sẽ mở được nhiều loại hàng kinh doanh như cửa hàng thực phẩm, cửa hàng thuốc, siêu thị... Tuy nhiên, như vậy lại phải vay ngân hàng quá nhiều, khoảng 40% nên mình cũng hơi oải".

Tuy nhiên suy đi nghĩ lại chị Hoài vẫn quyết định lấy kiot ở tầng 1 trị giá 700 triệu thay vì lấy căn hộ ở tầng 8: "Mình được bố mẹ và người thân cho vay thêm 100 triệu. Vì thế mình có 500 triệu. Mình chỉ vay ngân hàng thêm 200 triệu không thế chấp trong 5 năm. Lãi suất dao động lúc ấy tầm 10%/năm tức là khoảng 0.83%/tháng.

Mình vay 200 triệu thì hàng tháng sẽ phải trả cho ngân hàng là 1,660,000 vnđ và tiền gốc tháng đầu tiên sẽ là 8,333,333 vnđ. Tổng cộng tháng đầu tiên anh sẽ phải trả cho ngân hàng là 9,993,333 vnđ.. Số tiền lãi này sẽ giảm dần theo dư nợ gốc mình trả góp hàng tháng".

Suốt 3 năm qua, giá kiot đã tăng lên từ 700 triệu lên 1,4 tỷ. Trong khi căn hộ tầng 8 chỉ tăng lên từ 400 triệu lên 700 triệu. (Ảnh minh họa)

Suốt 3 năm qua, chị Hoài còng lưng trả ngân hàng. Tuy nhiên, chưa bao giờ chị thấy áp lực bởi vì: "Cũng may mình sau khi lấy kiot thì cho thuê để người ta mở cửa hàng bán thực phẩm. Giá cho thuê cũng được 5 triệu đồng. Như vậy số tiền này giúp mình trả thêm một phần gốc và lãi ngân hàng".

Trước Tết Nguyên Đán 2020, do nằm trong quy hoạch nên kiot tầng 1 của chị Hoài mua năm nào có giá tăng gấp đôi căn hộ bên trên tầng và tăng giá ngược chiều so với các căn hộ khác trong dài hạn: "Kiot tầng 1 có giá vì kinh doanh rất tốt, lượng cư dân phía trên luôn đảm bảo là những khách hàng ổn định. Còn tầng trên thì cơ bản chỉ cho thuê được nên giá không lên nhiều", chị Hoài giải mã nguyên nhân.

Hiện sau 3 năm mua kiot tầng 1, giá kiot đã tăng lên từ 700 triệu lên 1,4 tỷ. Trong khi căn hộ tầng 8 chỉ tăng lên từ 400 triệu lên 700 triệu. Giá thuê căn hộ tầng 1 cũng tăng từ 5 lên 7 triệu/tháng.

"Thấy có lãi nên ai cũng giục mình bán. Song mình nhất định không bán vì thấy đã có lời nhiều. Hiện sau 3 năm, mình đã trả xong hết nợ ngân hàng và nợ người thân. Giờ mình chẳng làm gì mà vẫn có 7 triệu cho thuê kiot tầng 1", chị Hoài khoe.

Nói về kinh nghiệm mua kiot chung cư, người phụ nữ này thú nhận: "Chẳng có kinh nghiệm nào hết. Thấy có duyên thì mua thôi. Với lại, theo mình khi mua nhà, mua chung cư hay kiot chung cư, đừng bao giờ đợi khi nào có đủ tiền mới mua. Bởi nếu như bạn có kế hoạch và nghiêm túc thực hiện nó thì cần phải có khoản nợ trên đầu để tạo động lực cho mình".


Nguồn: Báo VietnamNet