Trong phỏng vấn tuyển dụng, câu trả lời của bạn về công ty cũ có ảnh hưởng rất nhiều tới cơ hội trúng tuyển công việc mới.
https://www.aboluowang.com/2022/0318/1722558.html
Phỏng vấn là một trong những phần quan trọng khi đi xin việc. Đây chính là lúc công ty có thể trực tiếp tìm hiểu sâu hơn và đánh giá năng lực ứng biến của ứng viên. Do đó, việc bạn có được nhận hay không, có 90% dựa vào việc bạn phỏng vấn có tốt hay không.
Khi phỏng vấn, công ty sẽ hỏi khá nhiều câu hỏi như hỏi về năng lực làm việc, các câu hỏi mang tính chuyên môn… Và nếu bạn đã từng nhảy việc, bạn chắc chắn sẽ được hỏi “ Tại sao em lại từ chức ở công ty cũ”. Câu hỏi này tưởng như rất dễ nhưng thực ra lại chẳng dễ chút nào, các bạn phải hết sức cẩn thận và khéo léo.
Nếu không muốn trượt phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không trả lời theo cách này:
1. Lương thấp
Tại nơi làm việc, tiền lương là một trong ba lý do hàng đầu để một người quyết định gia nhập hay rời công ty. Đối với người lao động, tiền lương chính là nguồn thu nhập, đối với doanh nghiệp tiền lương lại là chi phí, còn đối với ông chủ mà nói thì đây lại là máu thịt của họ.
Ngoài yếu tố thị trường, năng lực làm việc của bạn cũng ảnh hưởng đến mức lương thưởng
Ngay cả khi lý do nghỉ việc ở công ty cũ của bạn là vì lương thấp, thì cũng đừng sử dụng nó để trả lời câu hỏi “Tại sao em nghỉ việc ở công ty cũ” khi đang phỏng vấn. Nguyên nhân rất đơn giản. Thứ nhất, sẽ chẳng có công ty nào sẵn sàng dùng tiền lương để giữ chân một người. Thứ hai, rất ít người cảm thấy lương của mình đã đủ cao rồi.
2. Công việc cũ vô vị nhàm chán
Thực ra bản chất của mỗi công việc đều rất nhàm chán, bởi mỗi công việc, mỗi chức vụ đều là những nội dung cố định. Nhưng có một số người lại cảm thấy công việc của mình rất thú vị. Đó là vì họ chủ động học tập, tìm hiểu các kỹ năng liên quan đến công việc của mình, chủ động đi khám phá những khía cạnh mới mẻ trong công việc.
Vì vậy, khi người phỏng vấn đề cập đến lý do nghỉ việc của bạn, đừng lấy công việc nhàm chán làm lý do để nghỉ việc. Nếu không, người ta cũng sẽ nghĩ, nếu bạn làm công việc này lâu rồi, bạn sẽ lại ra đi vì sự nhàm chán của công việc này mà thôi.
3. Phân chia công việc và lương thưởng không công bằng
Ở nơi làm việc, người ta không còn phân chia công việc theo thâm niên của từng nhân viên nữa, mà chia công việc theo khả năng làm việc của mỗi người. Và nếu bạn cảm thấy sự phân chia công việc thiếu công bằng, thì điều đó chỉ cho thấy năng lực làm việc của bạn chưa đủ mạnh.
Ngoài ra, mức lương của hầu hết các công ty đều được bảo mật. Vì vậy, nếu bạn quyết định nghỉ việc vì điều này, điều đó có nghĩa là bạn là một người rất thích dò hỏi chuyện riêng tư của người khác, và tất nhiên bạn đã đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình.
4. Cùng đồng nghiệp tốt trong công ty đồng thời nghỉ việc
Câu trả lời kiểu này thường xuất hiện nhiều hơn ở các cô gái. Vì những chị em tốt ở công ty cũ của họ đã nghỉ việc, nên họ cảm thấy cô đơn nên cũng nghỉ việc theo.
Nếu bạn tiết lộ sự thật này cho người phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ cảm thấy bạn hoàn toàn không có năng lực tự đảm đương gánh vác công việc. Cho dù bạn thật sự có năng lực làm việc mạnh mẽ, nhưng trong quá trình công tác sau này, chắc chắn sẽ lại vì một vài lý do, ví dụ như không thể hòa hợp với đồng nghiệp mà lại từ chức. Việc này sẽ mang lại rất nhiều rắc rối cho bộ phận nhân sự.
Tất nhiên, trong các cuộc phỏng vấn, sẽ không có câu trả lời chính xác, cụ thể cho câu hỏi “Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ”. Các bạn chỉ cần tránh không nhắc đến 4 phương diện trên trong câu trả lời của mình, những câu trả lời khác đều có thể được chấp nhận. Còn nếu khả năng hùng biện của bạn tốt, chỉ cần khéo léo một chút, bạn sẽ có thể được cộng điểm cho phần này. Chúc các bạn vượt qua lần phỏng vấn sắp tới.
Nguồn: https://toquoc.vn/tuyet-doi-tranh-4-dieu-nay-khi-tra-loi-phong-van-tai-sao-nghi-viec-o-cong-ty-cu-lo-mieng-noi-ra-90-se-mat-co-hoi-trung-tuyen-4202223317170827.htm